Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của Vitamin C: Thiếu vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh đặc trưng như thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu, cơ thể dễ bị bầm tím và lâu lành vết thương. Vậy vitamin C là gì và vai trò của nó đối với cơ thể như thế nào?
1. Vitamin C là gì?
Thiếu vitamin C nghiêm trọng có thể dẫn đến một bệnh đặc trưng là thiếu máu, nướu dễ bị chảy máu, bầm tím và lâu lành vết thương. Đặc biệt ở những người có vấn đề về đường tiêu hoá và mắc bệnh ung thư, thiếu vitamin C làm giảm hấp thụ sắt từ đường tiêu hoá.
Vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) là vitamin mà cơ thể cần để hình thành các mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương. Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tác động của các gốc tự do. Đây là các phân tử được tạo ra khi cơ thể phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và chất phóng xạ. Các gốc tự do đóng một vai trò trong nguyên nhân gây bệnh tim, ung thư và các bệnh khác. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ và lưu trữ sắt.
Vì cơ thể không tự sản xuất được vitamin C, do đó bạn cần bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua chế độ ăn uống từ trái cây họ cam quýt, quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, bắp cải tí hon (Brussels Sprout), bông cải xanh và rau bina. Ngoài ra, vitamin C cũng có sẵn dưới dạng viên nang và viên nhai.
2. Một số dấu hiệu thiếu vitamin C
- Chậm liền vết thương
Khi bạn bị thương, lượng vitamin C trong máu và mô của bạn sẽ giảm xuống. Cơ thể bạn cần vitamin C để tạo collagen, đây là một loại protein đóng vai trò trong tất cả các giai đoạn để da lành lại. Bên cạnh đó vitamin C giúp bạch cầu trung tính chống lại nhiễm trùng xâm nhập từ vị trí vết thương.
- Nướu chảy máu, chảy máu cam, bầm tím
Do vitamin C giúp giữ cho các mạch máu khỏe mạnh, hình thành máu đông để chống chảy máu. Bên cạnh đó, collagen cũng rất cần thiết cho răng và lợi khỏe mạnh.
- Tăng cân
Nhiều nghiên cứu cho thấy đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng vitamin C thấp sẽ khiến lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, đặc biệt là mỡ bụng do vitamin này đóng một vai trò trong việc giúp cơ thể đốt cháy chất béo để giải phóng năng lượng.
- Da bị khô và nhăn
Những người có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều vitamin C có thể có làn da mịn màng và mềm mại hơn. Bởi vitamin C là một chất chống oxy hóa nên giúp bảo vệ làn da khỏi các gốc tự do. Gốc tự do phá vỡ dầu, protein và thậm chí ADN nên khi thiếu vitamin C sẽ có triệu chứng da bị khô và nhăn.
- Các triệu chứng khác
- Mệt mỏi và hay cáu kỉnh
- Dễ mắc bệnh (suy giảm miễn dịch)
- Mất thị lực do thoái hóa điểm vàng.
3. Lượng vitamin C cần mỗi ngày là bao nhiêu?
Lượng tiêu thụ khuyến nghị (Recommended Dietary Allowance – RDA) vitamin C cho mỗi lứa tuổi tối đa mỗi ngày bao gồm lấy từ thực phẩm, thuốc và thực phẩm bổ sung như sau:
Lượng tiêu thụ Vitamin C khuyến nghị
Những người hút thuốc cần vitamin C thêm 35mg/ngày so với những người không hút thuốc.
Hầu hết mọi người có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có hàm lượng vitamin C cao một cách an toàn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo giới hạn tiêu thụ tối đa chấp nhận được (Tolerable Upper Intake Level – UL) của vitamin C theo từng lứa tuổi như sau:
Giới hạn tiêu thụ tối đa Vitamin C chấp nhận được
Dựa trên hướng dẫn về Lượng tiêu thụ khuyến nghị và giới hạn tiêu thụ tối đa chấp nhận được, bố mẹ cần tuân thủ sử dụng vitamin C cho bé theo chỉ định của bác sĩ.
4. Tác dụng phụ của vitamin C
Khi dùng ở liều thích hợp, bổ sung vitamin C qua đường uống an toàn với cơ thể, nhưng nếu bổ sung quá liều thường dẫn đến các tác dụng phụ như sau:
- Buồn nôn
- Nôn
- Chứng ợ nóng
- Viêm thực quản
- Tắc ruột
- Co thắt dạ dày
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Buồn ngủ
- Tiêu chảy
- Mất ngủ
- Tăng nguy cơ gây sỏi thận.
Sử dụng lâu dài vitamin C theo đường uống với liều lượng trên 2.000 mg/ngày làm tăng nguy cơ tác dụng phụ đáng kể. Do đó hãy cho bác sĩ biết, bạn đang bổ sung vitamin C trước khi thực hiện các xét nghiệm y tế do nồng độ vitamin C cao có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm máu ẩn trong phân hoặc xét nghiệm đường huyết.
Tương tác thuốc
Các tương tác có thể bao gồm:
- Nhôm: Do khi uống vitamin C có thể làm tăng sự hấp thụ nhôm của cơ thể từ các thuốc có chứa nhôm, chẳng hạn như chất kết dính phosphate (phosphate binders )
- Hóa trị: Có mối lo ngại rằng việc sử dụng các chất chống oxy hóa như vitamin C trong quá trình hóa trị có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị ung thư
- Estrogen: Uống vitamin C cùng với thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone có thể làm tăng nồng độ estrogen
- Chất ức chế protease (Protease Inhibitor): Sử dụng vitamin C bằng đường uống có thể làm giảm tác dụng của các thuốc kháng virus này
- Warfarin (Coumadin, Jantoven): Vitamin C liều cao có thể làm đáp ứng của cơ thể với thuốc chống đông máu này.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm qua kênh Cộng đồng làm đẹp Việt Nam, chúng tôi rất vinh dự khi được đồng hành với bạn trên con đường làm đẹp.
Xem thêm tại
- 5 loại chất bổ sung thiết yếu cho phụ nữ sau 30 tuổi
- giải pháp:mụn trứng cá có bao nhiêu cấp độ
- Nội Tiết Tố Nữ Là Gì? Vai Trò, Tầm Quan Trọng và Cách Cân Bằng Để Bảo Vệ Sức Khỏe
- Điều trị sẹo rỗ bằng công nghệ hiện đại: Phương pháp nào phù hợp?
- Da bị mụn có nên dùng toner không? Làm thế nào để lựa chọn toner cho da mụn?